THAM QUAN THAI LAN

Thứ Ba, 25 tháng 9, 2012

Bước đột phá trong nông nghiệp

Phát triển cây trồng biến đổi gen: Việt Nam nên trồng cây hay nhập sản phẩm?




Thứ sáu, 21/09/2012, 14:23 GMT+7





Ở nước ta, việc phát triển cây trồng biến đổi gen còn đang được ngành chức năng suy tính. Trong khi đó, sản phẩm từ loại cây trồng này đã được nhập khẩu, dùng trong chế biến thức ăn gia súc.


Ông Graham Brookes, tư vấn viên về nông nghiệp của PG Economics có trụ sở tại Anh, qua các nghiên cứu đánh giá cho biết, cây trồng biến đổi gen được phát triển thương mại hóa từ năm 1996, đến năm 2011 có 160 triệu ha với 16,7 triệu nông dân tham gia. Sau 16 năm phát triển và sử dụng, đến nay không có bằng chứng tin cậy nào về ảnh hưởng tiêu cực đến sự an toàn, sức khỏe hay môi trường. Theo ông Brookes, lợi ích kinh tế ở mức độ đồng ruộng trong năm 2010 là 14 tỷ USD, tương đương với việc tăng 4,3% giá trị sản xuất toàn cầu. Trong giai đoạn 15 năm (1996 - 2010) thu nhập nông nghiệp toàn cầu đạt 78,4 tỷ USD. Mỹ là quốc gia có thu nhập tăng cao nhất 35 tỷ USD, Argentina tăng 12, 2 tỷ USD, Trung Quốc 10,9 tỷ USD, Ấn Độ 9,4 tỷ USD, Brasil 4,6 tỷ USD… Công nghệ kháng côn trùng dùng cho cây bông vải, bắp liên tục tạo ra mức tăng thu nhập, đặc biệt các nước đang phát triển. Giai đoạn 15 năm, cây trồng biến đổi gen giúp đóng góp 97,5 triệu tấn đậu nành; 159,4 triệu tấn bắp; 12,5 triệu tấn bông vải khô… Nếu công nghệ sinh học không tiếp cận được 15,4 triệu nông dân hiện đang áp dụng cây trồng biến đổi gen thì để duy trì mức độ sản lượng toàn cầu chỉ trong năm 2010 phải cần huy động thêm 5,1 triệu ha trồng đậu nành; 5,6 triệu ha trồng bắp; 3 triệu ha trồng bông vải… Tổng diện tích trên tương đương 8,6% diện tích canh tác ở Mỹ, 25% của châu Âu…
Cây trồng biến đổi gen giúp giảm đáng kể lượng khí nhà kính do hoạt động nông nghiệp. Điều này xuất phát từ việc hạn chế sử dụng nhiên liệu và tăng cường dự trữ carbon trong đất. Năm 2010, điều này tương ứng với sự cắt giảm 19,4 tỷ kg CO2 từ không khí, tương ứng với việc loại bo 8,6 triệu chiếc xe hơi lưu thông trên đường trong 1 năm. Ứng dụng cây trồng biến đổi gen đã giảm thiểu lượng thuốc BVTV khoảng 438 triệu kg trong giai đoạn 15 năm qua. Việc này giúp giảm 17,9% tác động môi trường có liên quan. Sử dụng cây trồng biến đổi gen đang đóng góp quan trọng đến sự phát triển của hệ thống trồng trọt yêu cầu ít sử dụng thuốc BVTV hơn, giảm rủi ro thất mùa do côn trùng và cỏ dại (công nghệ kháng sâu, chống chịu thuốc diệt cỏ), tăng sản lượng cho tất cả nông dân tại các nền kinh tế phát triển lẫn đang phát triển.
Việt Nam nên trồng cây hay nhập sản phẩm?
TS. Nguyễn Quốc Bình, phó giám đốc Trung tâm công nghệ sinh học TP.HCM cho biết, vấn đề đặt ra hiện nay là xem xét trồng những chủng loại cây biến đổi gen nào để tăng sản lượng đáp ứng nhu cầu chế biến hay tiếp tục phải nhập từ nước khác. Thực tế Việt Nam đã nhập khẩu nông sản có nguồn gốc biến đổi gen phục vụ sản xuất thức ăn chăn nuôi. Dù còn nhiều lo ngại nhưng lợi ích kinh tế đem lại cho đất nước cũng phải tính, vấn đề là việc kiểm soát theo đúng quy định.
PGS.TS. Phạm Văn Toản (Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam) cho rằng, cây trồng biến đổi gen góp phần nâng cao lợi nhuận cho nông dân, tác động tích cực môi trường, giải quyết thách thức về lương thực, xóa đói giảm nghèo… Việc chấp nhận trồng cây biến đổi gen ngoài việc đánh giá, quản lý rủi ro an toàn sức khỏe đối với con người, môi trường, đa dạng sinh học… còn tùy thuộc yếu tố kinh tế, văn hóa - xã hội và đạo đức của mỗi quốc gia.
Tại Việt Nam, yêu cầu cấp chứng nhận đủ điều kiện đối với sinh vật biến đổi gen sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi (theo Nghị định 69/2010/NĐ -CP) là phải được Hội đồng an toàn thực phẩm/thức ăn chăn nuôi biến đổi gen kết luận không có các rủi ro không kiểm soát được đối với người/vật nuôi hoặc được ít nhất 5 nước phát triển cho phép sử dụng làm thức ăn chăn nuôi và chưa xảy ra rủi ro ở các nước đó. Nếu được phép sử dụng làm thực phẩm thì được phép làm thức ăn chăn nuôi. Hiện nay, có thông tin cho rằng, ngoài nhập sản phẩm biến đổi gen về chế biến thức ăn, không loại trừ khả năng doanh nghiệp sử dụng chế biến thức ăn cho người (làm bánh), việc này phải tuân theo quy định. Tuy nhiên, cần tính đến hệ thống quản lý hiện nay chưa theo kịp, cơ quan chức năng chưa có đầy đủ công cụ để thực hiện... Theo Nghị định 69, khi lưu thông hàng hóa có chứa sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen trên thị trường với tỷ lệ lớn hơn 5% mỗi thành phần thì ngoài việc phải tuân thủ quy định về ghi nhãn mác, hàng hóa đó phải thể hiện các thông tin liên quan đến sinh vật biến đổi gen trên nhãn hàng

XEM ALBUM ẢNH KỶ NIỆM TỔNG HỢP