THAM QUAN THAI LAN

Thứ Hai, 30 tháng 8, 2010

Nét đẹp hương quê...!!

 
- Việt Nam với những cánh đồng lúa là đề tài nên thơ để các nhiếp ảnh thêm
niềm cảm hứng. Bộ ảnh Nốt nhạc đồng quê của tác giả Đỗ Anh Tuấn với
những góc hình khám phá mới của các tác giả khác được tập hợp từ cuộc
thi ảnh báo chí Khoảnh khắc Vàng (www.khoanhkhacvang.vn). Cuộc thi do
Thông tấn xã Việt Nam tổ chức với sự đồng hành của công ty VinaPhone.
>> Chuyên đề Giải ảnh báo chí Khoảnh khắc vàng 03
Xin được giới thiệu cùng bạn đọc chùm ảnh thú vị này


Bức tranh quê. Ảnh: Nguyễn Ngọc Sâm


Buổi sáng lên nương. Ảnh: Đỗ Anh Tuấn


Đất quê. Ảnh: Đỗ Anh Tuấn


Đẹp lắm mùa vàng. Ảnh: Nguyễn Ngọc Sâm


Điệp khúc ngày mùa. Ảnh: Canh Tang


Duyên quê. Ảnh: Nguyễn Văn Dũng


Mùa vàng. Ảnh: Nguyễn Văn Chí


Ruộng bậc thang Mù Căng Chải. Ảnh: Đỗ Anh Tuấn


Vui được mùa. Ảnh: Lê Bá Liễu


Bình yên. Ảnh: Đoàn Đức Chính

Thứ Sáu, 27 tháng 8, 2010

Bắt đầu hợp long đường hầm Thủ Thiêm

Trưa 4/8, mẻ bê tông đầu tiên để hợp long nối phần cuối đốt hầm số 4 với đầu hầm dẫn phía quận 1 đã được nhà thầu thực hiện. Dự kiến, tháng 9 tới, hầm Thủ Thiêm sẽ nối liền với đại lộ Đông Tây.
> Bốn đốt hầm Thủ Thiêm đã được nối thông

Thay mặt lãnh đạo thành phố, Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải đề nghị, Ban quản lý dự án đại lộ Đông - Tây tăng cường chỉ đạo, kiểm tra giám sát công trình đảm bảo chất lượng cao nhất.

Bên cạnh đó, Ban quản lý đẩy nhanh tiến độ thi công các phần việc còn lại để đến quý 1 năm 2011 có thể kết nối hoàn chỉnh toàn tuyến đại lộ này, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân thành phố.
Hầm Thủ Thiêm sẽ nối liền Đại lộ Đông Tây
Hầm Thủ Thiêm trên Đại lộ Đông Tây sẽ thêm một con đường nối liền giao thông quận 1 với quận 2.

Theo thông tin từ Ban quản lý dự án đại lộ Đông Tây, từ ngày 6/3 đến ngày 5/6, việc lai dắt và dìm 4 đốt hầm Thủ Thiêm đã chính xác, lắp ráp các đốt hầm đảm bảo an toàn kỹ thuật.

Về phương án hợp long 4 đốt hầm, trong thời gian qua, nhà thầu tiến hành lắp đặt hệ thống khuôn phục vụ để đổ bê tông đoạn hợp long dài khoảng cách 1,25m nối liền đốt 4 vào đường hầm dẫn phía quận 1.

Công đoạn này hoàn tất, đơn vị thi công cắt các tấm thép bịt đầu hầm, nối thông toàn bộ đường hầm sau đó, tiếp tục tiến hành lắp đặt các thiết bị cơ điện trong đường hầm.

Nông dân Đồng Nai 'nhắm mắt' chấp nhận tiền bồi thường của Vedan

Hàng nghìn nông dân huyện Long Thành - Đồng Nai sáng nay đã lần lượt đến các điểm để điền vào phiếu ý kiến có hay không kiện Vedan. Như dự đoán, đa số mọi người đồng ý chấp nhận gần 120 tỷ đồng tiền bồi thường của công ty này dù không biết bản thân sẽ nhận được bao nhiêu.
> Đồng Nai ngày càng rối trong vụ Vedan / Đồng Nai lấy ý kiến dân về việc kiện Vedan

Từ 8h sáng, trong ngày đầu tiên phát phiếu lấy ý kiến, khu vực xã Phước Thái và Long Phước của huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai nhộn nhịp hẳn, từng tốp nông dân rủ nhau đến các điểm để nhận và đánh vào phiếu lấy ý kiến.
Nông dân đang đánh dấu vào phiếu lấy ý kiến sáng nay tại Đồng Nai. Ảnh: Kiên Cường.

"Không nhận cũng không được", "kiện thì biết chừng nào", "thôi, được nhiêu hay bấy nhiêu"... là những câu nói được người dân thốt ra khi tay vẫn phải điền vào ô: chấp nhận tiền bồi thường của Vedan.

"Giờ ở đây dân đồng ý hết rồi, mình không đồng ý đâu có được, đa số thắng thiểu số mà, tôi đi nhận phiếu đánh dấu giùm cho cả chục nhà", ông Bùi Ngọc Truyền, nhà ở ấp 1C, xã Phước Thái, huyện Long Thành cho biết.

Tại địa điểm bỏ phiếu này, hầu hết mọi người đều chung ý kiến là chấp nhận tiền bồi thường của Vedan chứ không muốn kiện nữa dù còn không ít thắc mắc mình sẽ nhận được bao nhiêu tiền. Nhiều người trong số đó đã nộp đơn lên tòa.

Gần đó, địa điểm bỏ phiếu của 3 ấp: Hiền Hòa, ấp 3 và Hiền Đức cũng tương tự. Đông đảo người dân tập trung từ rất sớm, ban tổ chức phải dùng loa để hướng dẫn mọi người. "Trước đây, tôi nộp đơn lên tòa kiện đòi Vedan bồi thường 240 triệu đồng thiệt hại trong 10 năm đánh bắt nhưng giờ nhờ nhà nước tính toán giùm nên tôi tin tưởng chọn việc chấp nhận mức Vedan bồi thường", ông Mai Quang Chiến, một nông dân nói.

Tuy nhiên, vẫn có những người khẳng định quan điểm của mình khi không chấp nhận mức bồi thường của Vedan. "Tôi không biết được mình sẽ có bao nhiêu tiền bồi thường trong số gần 120 tỷ đồng của Vedan nên tôi vẫn kiện. Con số tôi kiện lên tòa đòi bồi thường là khoảng 3 tỷ đồng trong 10 năm nuôi tôm", bà Nguyễn Thị Lệ Hoa ở ấp Phước Hòa, xã Long Phước huyện Long Thành nói chắc.
Địa điểm bỏ phiếu tại ấp 1C, xã Phước Thái, huyện Long Thành đông đảo nông dân đến từ sáng sớm nay. Ảnh: Kiên Cường

Thống kê của cơ quan chức năng huyện Long Thành, đến cuối ngày, xã Long Phước đã thu lại 522 phiếu của nông dân, trong đó chỉ có 3 phiếu không đồng ý nhận tiền bồi thường của Vedan. Xã Phước Thái thu về tổng cộng 1.567 phiếu, có 2 phiếu không đồng ý nhận tiền bồi thường và 29 phiếu chấp nhận tiền bồi thường nhưng không đồng ý rút đơn đã nộp lên tòa. Huyện Nhơn Trạch ngày mai bắt đầu phát phiếu lấy ý kiến cho người dân.

Hiện tỉnh Đồng Nai có khoảng gần 5.000 hộ bị ảnh hưởng của 4 xã Long Thọ, Phước An (huyện Nhơn Trạch), Long Phước, Phước Thái (huyện Long Thành) trong vụ Vedan. Trong khi đó, đã có hơn 3.000 đơn được người dân nộp lên toà án kiện công ty này.

Ngày 16/8, lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đã quyết định sẽ lấy ý kiến người dân về việc có kiện công ty này hay nhận tiền bồi thường. Ngày 20/8, Sở Tài nguyên Môi trường và Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn cùng các huyện, xã bị thiệt hại trong vụ Vedan họp nhằm đến mục đích: Tìm cách nói sao cho người dân chấp nhận mức đền bù 120 tỷ đồng.

Xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam - Bắt đầu từ gốc

Ông Trần Quốc Thái, Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Nguyên Thanh, đang phát biểu tại buổi tọa đàm "Tạo giá trị gia tăng cho hàng nông sản, giải pháp nâng sức cạnh tranh".
Nhãn lồng Hưng Yên nổi tiếng cả nước và ngày xưa được chọn làm trái cây “tiến vua”. Trong một lần dự hội thảo về bảo vệ thương hiệu do chính quyền địa phương tổ chức, nhiều người tham dự mới biết nhãn lồng Hưng Yên có hai loại chính. Loại trái ngọt thì nhiều nước, còn loại ít nước thì lại giòn và ít ngọt. Về thời gian bảo quản, người trồng nhãn chỉ biết áng chừng khoảng 2-3 ngày gì đó. Kể lại những thông tin trên tại buổi tọa đàm “Tạo giá trị gia tăng cho hàng nông sản, giải pháp nâng sức cạnh tranh” do Câu lạc bộ Xây dựng thương hiệu nông thủy sản Việt Nam, trực thuộc Saigon Times Club, tổ chức hôm 18-1, bà Lê Thị Minh Trang, Trưởng phòng Chất lượng Metro Cash & Carry, than phiền: “Làm sao có thể mua nhãn lồng mà hôm nay thì ngọt mai lại không ngọt. Rồi nhân viên siêu thị sẽ trả lời sao nếu người mua hỏi giữ nhãn được trong bao lâu?”. Hơn nữa, bà Trang nói tiếp, nông dân mình trồng cây chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền miệng hơn là kiến thức khoa học. Những tập quán sản xuất như vậy nếu không thay đổi thì nông sản Việt Nam rất khó “hội nhập”.
Tuy nhiên, theo bà Trang, cái khó lớn nhất trong sản xuất của nông dân chính là ở quy mô sản xuất nhỏ lẻ, phân tán. “Chúng tôi muốn tìm một khu đất có diện tích lớn, trồng chuyên canh và chủ đất có kiến thức để áp dụng tiêu chuẩn sản xuất sạch EUROGAP của châu Âu nhưng tìm mãi chẳng ra”, bà Trang dẫn chứng.
Nhu cầu tiêu thụ rau quả trong nước và thế giới đang tăng cao nhưng kèm theo đó là những yêu cầu cao. Trong khi đó, thực trạng sản xuất trong nước lại còn quá nhiều bất cập.
Theo ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Cà phê Trung Nguyên, giải pháp căn cơ để gia tăng giá trị cho hàng nông sản Việt Nam là phải tổ chức lại sản xuất. Ông Đoàn Đình Hoàng, Giám đốc Công ty Masso Consulting, chuyên tư vấn xây dựng thương hiệu, tiếp thêm rằng gốc rễ của vấn đề là từ khâu quy hoạch, nơi nào trồng cây gì cho phù hợp, ai đảm trách cung ứng giống tốt, liên kết và hỗ trợ nhau giữa nông dân và doanh nghiệp như thế nào. Hiện nay, theo ông Hoàng, việc tìm giá trị gia tăng qua chế biến và xuất khẩu, dựa vào kim ngạch xuất khẩu để chấm thành tích chỉ là phần ngọn.
Ngoài ra, một vấn đề cũng đáng quan tâm là quá nhiều doanh nghiệp trong nước chỉ chăm chăm vào xuất khẩu mà quên rằng nhu cầu tiêu thụ nông sản của 80 triệu dân trong nước cũng tăng, cả về số lượng, chất lượng cũng như độ an toàn của nông sản. Ông Hoàng cho rằng: “Chỉ cần chiếm lĩnh được thị trường nông sản nội địa cũng đã quá tuyệt vời chứ chưa nói tới xuất khẩu”.
Đồng tình với quan điểm trên, ông Trần Minh Thành, Giám đốc Công ty Biofarm, dẫn chứng : nhiều người say sưa với thông tin Việt Nam đang khống chế thị trường xuất khẩu tiêu thế giới, với tỷ trọng hơn 50% lượng hồ tiêu xuất khẩu toàn cầu, nhưng nông dân thì đang “vắt kiệt” cây tiêu để có thành tích trên. Hậu quả là trước đây chu kỳ thu hoạch của cây tiêu kéo dài hơn 20 năm, nay chỉ còn 4-7 năm, rồi dịch bệnh cũng nhiều hơn. Và không chỉ có tiêu. Cà phê bị bệnh ve sầu, lúa bị bệnh vàng lùn xoắn lá. Thực trạng này nói lên khâu sản xuất của chúng ta có vấn đề, sản xuất không an toàn, chạy theo sản lượng.
Ông Trần Quốc Thái, Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Phong lan Nguyên Thanh, cho biết Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát động phong trào “mỗi héc ta đất nông nghiệp cho thu nhập 50 triệu đồng mỗi năm”, vậy mà một héc ta trồng phong lan của ông cho doanh thu 2 tỉ đồng. Nhưng do trong nước không một cơ quan khoa học nào nghiên cứu, lai tạo giống mới nên mỗi tháng ông Thái phải bỏ ra một tuần để sang Thái Lan săn lùng giống mới. Thị trường tiêu thụ phong lan đang rộng mở, người dân đang cần làm đẹp cho ngôi nhà, văn phòng, công sở chứ chưa nói tới xuất khẩu.
Tương tự, bà Võ Mai, Chủ tịch Hiệp hội Trái cây Việt Nam (Vinafruit), cho biết các nhà xuất khẩu trái cây cứ kêu ca không có thị trường nhưng họ quên rằng dù có thị trường xuất khẩu nhưng với cung cách sản xuất hiện nay thì không thể bán được nhiều trái cây ra thế giới. “Cần 100 trái bưởi đồng đều thì có nhưng cần 1.000 trái thì không. Như vậy làm sao xuất khẩu? Thanh long trong nước dư thừa trong khi thị trường EU có nhu cầu lại không xuất được vì thời gian bảo quản trái thanh long quá ngắn. Chẳng ai nghiên cứu tìm cách giải quyết mâu thuẫn này”, bà Mai than phiền.
Ông Nguyễn Lâm Viên, Tổng giám đốc Công ty Vinamit, cho rằng chính các doanh nghiệp phải đi tiên phong trong việc giúp nông dân thay đổi tư duy trồng trọt, bán hàng. Ông dẫn ra trường hợp “chuỗi tiện ích nông nghiệp” mà Vinamit đã làm thành công ở Tây Nguyên. Nông dân vốn thích bán “mão”, bán xô nguyên cả vườn vừa khỏe, vừa tiện lợi. Nếu doanh nghiệp ép nông dân, bắt họ phải phân loại thì sẽ thất bại. Nhưng nếu “nương” theo họ, vừa mua xô, vừa khuyến khích nông dân phân loại với các mức giá mua khác nhau thì sẽ thành công. Như vậy nông dân sẽ dần thay đổi nhận thức trong sản xuất và bán hàng - làm ra sản phẩm chất lượng cao để bán giá tốt - đó cũng là cách để làm gia tăng giá trị nông sản.

Bài đăng trên TBKTSG số 5-2007, ngày 25/1/2007

Thương hiệu là gì?

Thuật ngữ “Thương hiệu” dùng trong bài này xin được giới hạn bởi từ tương đương trong tiến Anh là Brand
Tương tự, thuật ngữ “nhãn hiệu” xin được giới hạn bởi từ tương đưong là Trademark
Một câu hỏi xưa như trái đất. Có lẽ vậy! Hàng ngày, nhan nhản trên các phương tiện truyền thông, sách báo, internet mỗi người trong chúng ta đều tiếp cận với thuật ngữ này. Tuy nhiên, có bao nhiêu trích dẫn thì có bấy nhiêu cách tiếp cận khác nhau nên sẽ không thừa khi chúng ta cần thống nhất về cách hiểu thuật ngữ thương hiệu thì việc hướng đến xây dựng một thương hiệu mạnh mới có cơ sở thực hiện.
Trước hết, xin được cùng điểm qua một tình huống giả định để cùng phân tích trước khi tiếp cận khái niệm thương hiệu.
Công ty liên doanh Nhà máy bia Việt Nam (Vietnam Brewery Co.,) khi tung bia Heineken ra bán ở thị trường Việt Nam đã tuân thủ theo quy trình đăng ký nhãn hiệu hàng hoá của pháp luật Việt Nam và được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hoá. Như vậy, công ty này có đầy đủ các quyền theo quy định của pháp luật với tư cách là chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá Heineken. Nói cách khác, một nhãn hiệu đã được xác lập dưới góc độ pháp lý. Đến thời điểm này, thương hiệu Heineken vẫn chưa được hình thành vì trong đầu người tiêu dùng không có bất kỳ ý niệm nào về sản phẩm này. Giả định công ty không triển khai bất kỳ hoạt động tiếp thị
Xây dựng hình ảnh thương hiệu trực tuyến
với các chuyên gia giảng viên E|Marketingwww.dpassion.com
nào để đối thoại với người tiêu dùng như quảng cáo, khuyến mãi, tổ chức sự kiện tung sản phẩm, cho nhân viên tiếp thị giới thiệu sản phẩm ở các bar, v.v.. và đưa ra mức giá bán là 10.000 đồng/chai thì có lẽ không có ai hoặc có ít nơi chịu bán sản phẩm cũng như là chịu uống sản phẩm này. Bức tranh đóng cửa nhà máy và cất giấy chứng nhận hàng hoá ở một nơi nào đó để làm kỷ niệm là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Nhưng với một kịch bản khác, hàng đêm trên ti vi phát rất nhiều các phim quảng cáo rất hay nói về Heineken. Phim thì nói về những doanh nhân thành đạt sử dụng Heineken, phim thì nói về những sáng tạo rất riêng của người uống Heineken. Bước ra đường thì đâu đâu cũng thấy áp phích giới thiệu Heineken. Rời khỏi văn phòng sau một ngày làm việc vất vả nên tranh thủ làm vài hiệp đấu tennis với bạn bè là thấy ngay Heineken. Bước vào quán bar thì những neon trang trí Heineken lấp lánh, các cô giới thiệu bia Heineken trong đồng phục rất đẹp giới thiệu và luôn đưa ra lời mời ngọt ngào với khách uống bia. Và còn vô số các hình thức tiếp thị khác. Vậy là, khách hàng sẵn lòng trả đến 15.000 đồng để được uống một chai Heineken. Không chỉ uống, khách hàng còn cảm thấy lâng lâng như là một doanh nhân thành đạt thứ thiệt và nhìn sang những anh chàng uống bia S, bia B với vẻ xem thường. Đôi lúc, khách hàng còn tự nhủ, có đem cho không bia S thì mình cũng không uống vì không xứng tầm với doanh nhân thành đạt như mình. Và năm năm sau, không có nơi sang trọng nào ở Việt Nam không bán bia Heineken. Một tập đoàn tư bản từ Âu Mỹ sang muốn mua lại nhà máy bia Việt Nam, ngoài những giá trị đã được đánh giá trong báo cáo kiểm toán như về nhà xưởng, công nghệ, hàng hoá, v.v... đã trả thêm 100 triệu đô la Mỹ cho cái cảm giác “doanh nhân thành đạt” trong đầu khách hàng khi nghĩ về Heineken.

Tuy nhiên, cũng với kịch bản như trên nhưng nhà máy bia Việt Nam không đi đăng ký nhãn hiệu hàng hoá cho bia Heineken. Chỉ sau một năm, thấy sự phát triển mạnh mẽ của Heineken, nhà máy bia B tung ra sản phẩm bia cũng giống hệt bia Heineken đang bán trên thị trường. Đồng thời tiến hành đăng ký nhãn hiệu hàng hoá cho bia Heineken của mình theo đúng quy định và trình tự pháp luật. Khi được cấp giấy chứng nhận, Nhà máy bia B thực hiện quyền sở hữu nhãn hiệu bia Heineken và yêu cầu nhà máy bia Việt Nam ngưng ngay việc sản xuất và tiêu thụ bia Heineken. Và một kết cục bất lợi cho nhà máy bia Việt Nam chúng ta có thể hình dung được. Một lần nữa, xin nhấn mạnh rằng, nhãn hiệu là một khái niệm có tính pháp lý trong khi thương hiệu nên được hiểu là giá trị tạo ra trong suy nghĩ, nhận thức của khách hàng. Và cả hai, cùng tồn tại trên cùng một sản phẩm, một dịch vụ.
Xin được tóm tắt về thương hiệu và nhãn hiệu như sau:
Nhãn hiệu
• Nhìn nhận dưới góc độ pháp lý
• Được bảo hộ bởi pháp luật
• Do luật sư, bộ phận pháp chế của công ty phụ trách
• Có tính hữu hình: giấy chứng nhận, đăng ký
• Nhãn hiệu là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hoá có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. (Điều 785 Bộ Luật Dân sự 1995)
Thương hiệu
• Nhìn nhận dưới góc độ quản trị tiếp thị của doanh nghiệp
• Do doanh nghiệp xây dựng và công nhận bởi khách hàng
• Chức năng của phòng tiếp thị, kinh doanh trong công ty
• Có tính vô hình: tình cảm, lòng trung thành của khách hàng
• Thương hiệu là sự kỳ vọng của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ bất kỳ
Đến đây, chúng ta đã có thể có những phân biệt cơ bản, cần thiết về thuật ngữ thương hiệu, nhãn hiệu.
Diễn giải rất dông dài về thương hiệu như vậy giúp ích được gì? Hẳn các bạn sẽ đặt ra câu hỏi này. Chắc chắn, tác giả không dám làm phiền thời gian của độc giả nếu không chỉ ra được lợi ích mà một thương hiệu mạnh mang lại.
• Trước hết, thương hiệu là có giá trị và có thể định lượng được bằng tiền. Mỗi năm, tổ chức Interbrand đều tiến hành định giá thương hiệu và công bố danh sách 100 thương hiệu có giá trị cao nhất trên thế giới. Bảng xếp hạng mới nhất là công bố vào tháng 7/2006 với những thương hiệu có giá trị nhiều tỷ đô la như Cocacola 67 tỷ đô la, Sam Sung trên 16 tỷ, HSBC 11,6 tỷ v.v. 100 thương hiệu có giá trị nhất thế giới đến từ nhiều quốc gia khác nhau và từ nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau từ hàng tiêu dùng cho đến thời trang, điện toán, tài chính ngân hàng v.v. Điểm quan trọng cần nhấn mạnh là tổng giá trị của 100 thương hiệu hàng đầu này có giá trị gần 1000 tỷ đô la, xấp xỉ tổng thu nhập của 63 quốc gia nghèo nhất trên thế giới (nơi có tới gần một nửa dân số thế giới đang sinh sống.)(Simon Alholt, Brand new justice, Butter-Heinemann, 2003.)
• Một thương hiệu mạnh sẽ mang lại cho chủ nhân cơ hội thu được một mức giá cao hơn từ khách hàng so với sản phẩm cùng loại. Chỉ cần tháo mác Raph Lauren ra khỏi chiếc áo sơ mi, ai trong chúng ta có thể sẵn lòng chi trả 300.000 đồng (đã thấp hơn 200.000 đồng so với giá thực khi có mác) cho chiếc áo này? Chắc sẽ không quá khó để có câu trả lời.
• Thương hiệu mạnh giúp cắt giảm chi phí. MB và ACB sẽ đầu tư bao nhiêu tiền để có thêm một khách hàng biết về mình, hay mua dịch vụ của mình, hay trung thành với mình? Chắc hẳn chúng ta không có câu trả lời chính xác nhưng chắc chắn, khoản đầu tư sẽ không giống nhau (bằng nhau về giá trị) và thương hiệu nào sẽ phải đầu tư ít tiền hơn hẳn chúng ta cũng có thể suy luận được.
• Thương hiệu mạnh củng cố tính bền vững cho doanh nghiệp. Thế giới là thay đổi. Bất kỳ thương hiệu nào cũng phải đối đầu với thách thức từ sự thay đổi này. Nhu cầu người tiêu dùng có thể thay đổi, khoa học công nghệ tiến bộ không ngừng, đối thủ cạnh tranh gia nhập thị trường ngày càng nhiều, những sự cố luôn rình rập doanh nghiệp dạng Xe Super dream bị gãy cổ lái, Tổng giám đốc ngân hàng đã bỏ trốn, Sữa tươi làm từ sữa bột, Nước tương có thể gây ung thư, v.v Đối đầu với sự thay đổi này, các lợi thế so sánh hữu hình dạng giá thành hạ, công nghệ cao, vốn lớn, sản phẩm chất lượng, v.v sẽ là rất quan trọng nhưng khó có thể duy trị vị thế của doanh nghiệp. Một thương hiệu mạnh giúp tạo ra khách hàng trung thành. Mà khách hàng trung thành thì không bao giờ rời bỏ thương hiệu mạnh chỉ vì những thay đổi nhỏ và càng không dễ dàng rời bỏ ngay mà luôn bao dung, rộng lòng chờ đợi sự thay đổi của thương hiệu mà mình trung thành.
Dù ai nói ngửa nói nghiên, ... hẳn cũng đúng phần nào khi diễn tả tình huống này.

Từ việc nhận thức đầy đủ về thương hiệu đi đến thương hiệu mạnh là cả một sự kiên trì. Xây dựng thương hiệu chỉ có điểm bắt đầu mà không có điểm kết thúc.
Xuân Đinh Hợi đang về với mai vàng, đào thắm. Xin chúc ngày càng có nhiều doanh nghiệp Việt Nam tạo dựng được những thương hiệu mạnh trong lòng khách hàng và thương hiệu Việt Nam ngày càng có vị thế cao hơn trên trường thế giới.

Thứ Tư, 18 tháng 8, 2010

Vedan hoàn tất 50% việc bồi thừơng cho nông dân

(Dân trí) - Chiều ngày 18/8, Công ty Vedan cho
biết đã hoàn tất việc chuyển tiền bồi thường thiệt hại đợt 1 (50%) cho
nông dân TPHCM và Bà Rịa - Vũng Tàu.
 >>  Giám sát chặt việc chi trả tiền bồi thường của Vedan
 >>  Vedan đồng ý đền bù 100% thiệt hại cho nông dân 2 tỉnh

Vedan đã hoàn tất đợt 1 bồi thường thiệt hại cho nông dân 2 tỉnh.

Ông Nguyễn Văn Phụng, Chủ tịch Hội Nông dân TPHCM và ông Trần Văn
Cường, Phó Giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu đã xác nhận thông tin trên.

Ông Phụng cho biết, ngày 18/8, Vedan đã chuyển vào tài khoản của Hội
nông dân huyện Cần Giờ (TP.HCM) qua Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn hơn 22,87 tỉ đồng. Đây là 50% số tiền Vedan phải bồi thường
cho nông dân huyện Cần Giờ do hành vi gây ô nhiễm môi trường trên sông
Thị Vải. Vedan cũng đã chuyển vào tài khoản của Hội Nông dân TPHCM 500
triệu đồng chi phí cho các hoạt động điều tra, thống kê thiệt hại cho
các cơ quan chức năng của TP.HCM.

Hội nông dân TP.HCM cũng đã nhận được thư bảo lãnh thanh toán của
Ngân hàng Bangkok chi nhánh TP.HCM nhằm đảm bảo cho việc Vedan sẽ thanh
toán 50% khoản tiền bồi thường còn lại hạn chót vào ngày 14/1/2011.

“Trong tuần sau, Hội Nông dân TPHCM sẽ kết hợp với UBND huyện Cần
Giờ, Hội Nông dân Cần Giờ và các luật sư đại diện theo ủy quyền của 839
hộ dân cùng thảo luận để có phương án, kế hoạch chuyển tiền đến tận tay
từng người dân bị thiệt hại. Chúng tôi nhất quyết đảm bảo rằng, không để
xảy ra rơi rớt đồng nào của người dân”, ông Phụng cho biết.

Cùng ngày, Vedan đã chuyển 50% tiền bồi thường thiệt hại đợt 1 và 500
triệu đồng chi phí điều tra xác minh thiệt hại vào tài khoản của UBND
huyện Tân Thành tại Ngân hàng NN&PTNT Vũng Tàu. Vedan cũng đã hoàn
tất việc chuyển chứng thư bảo lãnh của ngân hàng Bangkok (chi nhánh tại
TPHCM) về số tiền bồi thường 50% còn lại.

Số tiền 50% đợt 1 cho 1.255 hộ nông dân Bà Rịa - Vũng Tàu đã được
luật sư Nguyễn Thành Ngọc làm các thủ tục ủy quyền cho UBND huyện Tân
Thành tiếp nhận. Sau khi kiểm tra chứng thư bảo lãnh hợp lệ, các luật sư
đại diện cho người dân đã gửi đơn đến TAND huyện Tân Thành rút đơn khởi
kiện Vedan.

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng giao trách nhiệm cho UBND huyện Tân
Thành lên kế hoạch chi trả tiền bồi thường cho người dân. Trong vài ngày
tới, sau khi niêm yết danh sách công khai ở địa phương, nhân viên ngân
hàng sẽ xuống từng xã để trả tiền cho dân.

Như vậy, Vedan đã thực hiện đúng hạn và đúng nội dung đã ký của bản
thỏa thuận bồi thường thiệt hại đối với người dân huyện Cần Giờ (TP.HCM)
và Bà Rịa - Vũng Tàu.

Thứ Ba, 17 tháng 8, 2010

Vedan bắt đầu chuyển tiền bồi thường cho nông dân

Chiều 17/8, Vedan đã chuyển 50% trong số 45,7 tỷ đồng bồi thường cho nông dân Cần Giờ, TP HCM và 500 triệu đồng trả chi phí cơ quan chức năng đã khảo sát môi trường.
> Đồng Nai lấy ý kiến dân về việc kiện Vedan/ Vedan ký thỏa thuận bồi thường 45,7 tỷ đồng cho TP HCM

Trao đổi với VnExpress.net, luật sư Nguyễn Văn Hậu đại diện nông dân TP HCM cho biết, đã nhận được thông báo này từ Vedan. Dự kiến sáng nay luật sư sẽ kiểm tra tài khoản ngân hàng xem tiền đã được chuyển vào chưa.




Sau gần 2 năm xả chất độc hại ra môi trường, dưới áp lực của dư luận, Vedan đã chấp nhận bồi thường cho nông dân. Ảnh: Kiên Cường

Theo ông Hậu, sáng nay, ngân hàng cũng sẽ chuyển chứng thư bảo lãnh đảm bảo Vedan chi trả nốt 50% còn lại trước ngày 14/1/2011.
Luật sư đại diện TP HCM khẳng định, ngay sau khi nhận được đầy đủ 50% số tiền bồi thường, Hội nông dân TP HCM, luật sư, cùng các cơ quan đại diện sẽ họp với người dân vào tuần tới để bắt đầu thực hiện việc chi trả theo thiệt hại thực tế của mỗi hộ. "Chúng tôi cam kết 839 hộ dân sẽ nhận đủ số tiền bồi thường", ông Hậu nói.
Tỉnh Đồng Nai cũng đang tiến hành những bước tiếp theo, lấy ý kiến gần 5.000 người dân bị ảnh hưởng bởi vụ xả thải, phát phiếu trưng cầu ý kiến chấp nhận hay không mức bồi thường 120 tỷ đồng của Vedan cho nông dân tỉnh này.
Còn đại diện nông dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết,
từ ngày 13/9 đến 21/9, sau khi Vedan chuyển số tiền bồi thường đợt 1
(50% trong tổng số 53,6 tỷ đồng), tỉnh sẽ bắt đầu chi trả cho người dân.

Thứ Sáu, 13 tháng 8, 2010

Vedan ký thỏa thuận bồi thường 45,7 tỷ đồng cho TP HCM

Tiếp sau bản cam kết bồi thường cho Bà Rịa - Vũng Tàu,chiều nay, Công ty bột ngọt Vedan đã ký thoả thuận bồi thường 45,7 tỷ đồng cho TP HCM (839 người). Số tiền sẽ được chi trả làm hai lần và có sự bảo lãnh của ngân hàng.
> Vedan ký cam kết bồi thường đầu tiên

Không còn vẻ căng thẳng như các cuộc họp trước đây về thống kê thiệt hại giữa TP HCM và Vedan, buổi ký kết thỏa thuận chiều nay diễn ra suôn sẻ. Sau cuộc họp, tổng giám đốc Vedan vui mừng bắt tay từng đại diện bên phía TP HCM.

Cuộc thỏa thuận bắt đầu bằng những văn bản pháp lý được đưa ra, và sau hơn 1 tiếng đồng hồ Hội nông dân cùng luật sư, Vedan thống nhất, biên bản thỏa thuận được chính thức đưa ra với các điều khoản chính.




Tổng giám đốc Vedan Việt Nam (áo trắng) và luật sư đại diện TP HCM (áo sọc) đang ký thoả thuận bồi thường chiều nay.

Thứ nhất, Vedan đã gây thiệt hại đối với người dân Cần Giờ do hành vi gây ô nhiễm môi trường trên sông Thị Vải và do vậy đồng ý bồi thường thiệt hại cho người dân Cần Giờ với tổng số tiền là hơn 45,7tỷ đồng.


Khoản tiền bồi thường này được Vedan trả làm hai lần. 50% được trả trong vòng 7 ngày từ hôm nay. Phân nửa còn lại được công ty này bồi thường cho người dân chậm nhất ngày 14/1/2011.

Ngoài ra, Vedan cũng thanh toán toàn bộ chi phí cho
các hoạt động điều tra, thống kê thiệt hại cho các cơ quan chức năng của TP HCM là 500 triệu đồng, số tiền này cũng được trả trong 7 ngày tới.


"Để đảm bảo cho việc thanh toán 50% còn lại vào năm
2011, Vedan sẽ mở thư bảo lãnh thanh toán không hủy ngang và vô điều kiện cho số tiền trên tại Ngân hàng Bangkok chi nhánh TP HCM. Thư bảo lãnh của ngân hàng về việc này phải được gửi cho bên đại diện TP HCM và phải được sự chấp thuận cùa người dân trong 7 ngày tới", ông Nguyễn Văn Hậu, luật sư đại diện của nhân dân Cần Giờ cho biết.




Tổng giám đốc Vedan bắt tay vui mừng cùng luật sư Hậu sau khi ký kết xong. .

Đặc biệt, văn bản thỏa thuận cũng nêu rõ kể từ lúc thỏa thuận có hiệu lực, người dân Cần Giờ sẽ tạm ngưng và cam kết không khởi kiện Vedan sau khi Vedan thi hành xong thỏa thuận này. "Nếu Vedan không thực hiện đầy đủ nội dung đã ký, người dân có thể tiếp tục ủy quyền cho luật sư khởi kiện, thời hiệu hết khởi kiện là 2 năm tính từ ngày ký", luật sư Hậu khẳng định.


Sau hết các thủ tục về ký kết, Tổng giám đốc Vedan Yang Kun Hsiang vui mừng bắt tay từng người bên đại diện TP HCM. "Chúng tôi rất mừng khi đã ký kết các văn bản bồi thường cho 2 tỉnh thành trong ngày hôm nay. Mong rằng việc kinh doanh của công ty ở Việt Nam sẽ ổn định và phát triển", ông Yang Kun Hsiang nói.


Trả lời cho câu hỏi của đông đảo phóng viên về việc người dân sẽ nhận tiền bồi thường như thế nào khi Vedan hoàn tất việc tạm trả 50% trong một tuần tới, ông Nguyễn Văn Phụng, Chủ tịch Hội nông dân TP HCM cho biết từ 21 đến 27/8, hội sẽ ngồi lại cùng người dân và UBND huyện Cần Giờ bàn cách giải quyết.


Vedan ký cam kết bồi thường đầu tiên

Chiều 13/8, ông Yang Kun Hsiang, Tổng giám đốc Công ty Vedan Việt Nam đã ký cam kết bồi thường 53,6 tỷ đồng cho 1.255 hộ nông dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
> Vedan chấp nhận bồi thường 100% cho nông dân
Như vậy, Bà Rịa- Vũng Tàu đã trở thành địa phương đầu tiên Vedan cam kết bồi thường, trước TP HCM và Đồng Nai.
Theo bản cam kết, Vedan đồng ý bồi thường 53,6 tỷ đồng cho 1.255 hộ dân bị thiệt hại do việc Vedan xả thải ở tỉnh này. Ngoài ra, công ty còn đồng ý thanh toán cho UBND tỉnh 500 triệu đồng chi phí điều tra, xác minh thiệt hại.
Tổng giám đốc Vedan (ngoài cùng bên phải) ký cam kết. Ảnh: Văn Thanh.
Đại diện cho Vedan ký cam kết là ông Yang Kun Hsiang, Tổng giám đốc Vedan và ông Yeh Shean Yeh (Diep) – Giám đốc Văn phòng Tổng giám đốc. Đại diện cho 1.255 hộ dân là luật sư Nguyễn Thành Ngọc (Đoàn Luật sư tỉnh) và đại diện UBND tỉnh là ông Trần Văn Cường, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Các bên thống nhất, Vedan chi trả tiền bồi thường thành hai đợt. Đợt 1 chậm nhất 7 ngày kể từ khi ký cam kết, với 50% số tiền bồi thường cho nông dân và 500 triệu đồng cho tỉnh. Số tiền này sẽ được chuyển vào tài khoản của UBND huyện Tân Thành. Đợt 2 sẽ được Vedan chi trả chậm nhất vào ngày 14/1/2011 vào tài khoản của Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh. Số tiền trả đợt 2 của Vedan sẽ được Ngân hàng Bangkok, chi nhánh TP HCM bảo lãnh. Chứng thư bảo lãnh cũng được gửi cho tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, chậm nhất 7 ngày kể từ ngày ký cam kết.
Trước khi ký cam kết với Vedan, đại diện UBND tỉnh đã gặp gỡ với bà con nông dân để thống nhất phương án nhận tiền bồi thường. Theo đó, việc nhận tiền bồi thường sẽ được chia làm nhiều đợt theo danh sách và bảo đảm chặt chẽ, không để thất thoát và cấm không thu các khoản phí của nông dân từ số tiền bồi thường.
"Chúng tôi học được nhiều bài học kinh nghiệm từ vụ này. Chiều nay sẽ ký cam kết với TP HCM và tuần sau sẽ ký với Đồng Nai. Chúng tôi cũng mong muốn nông dân sớm nhận được tiền", Tổng giám đốc Vedan nói ngắn gọn với báo chí.

Vedan chấp nhận bồi thường 100% cho nông dân

Bốn ngày sau khi siêu thị tẩy chay sản phẩm của Vedan cùng với việc nông dân lần lượt nộp đơn lên toà án, công ty này đã chấp nhận bồi thường 100% cho nông dân Bà Rịa - Vũng Tàu và TP HCM. Vedan cũng sẽ có động thái tương tự khi tỉnh Đồng Nai chốt con số thiệt hại cuối cùng.
> Siêu thị tẩy chay sản phẩm của Vedan
Công ty bột ngọt Vedan Việt Nam - thủ phạm chính "giết" sông Thị Vải khi xả thẳng chất độc hại ra dòng sông này vào tháng 9/2008. Vụ đầu độc môi trường gây ra bức xúc lớn trong dư luận trong 2 năm gần đây, trong khi đó công ty này vẫn cò kè bớt 1 thêm 2 trong việc hỗ trợ người dân.
Khi gần hết thời hiệu khởi kiện (2 năm sau sự việc xảy ra), nông dân 3 tỉnh Đồng Nai, TP HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu lần lượt nộp đơn lên tòa án kiện công ty này, tương tự, siêu thị cũng tỏ thái độ phản đối bằng cách tẩy chay sản phẩm của Vedan. Trước những động thái cứng rắn của người dân bị thiệt hại và dư luận, Vedan đã xin họp khẩn với Bộ Tài nguyên Môi trường và đại diện 3 tỉnh tại UBND TP HCM chiều 10/8.
Ngay sau cuộc họp kín, Bộ Tài nguyên Môi trường đã tổ chức họp báo. "Sau khi thảo luận, Vedan đồng ý bồi thường (chứ không phải hỗ trợ) 100% theo tính toán của Viện Môi trường cho nông dân Bà Rịa - Vũng Tàu, TP HCM", Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Nguyễn Thái Lai thông báo.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Nguyễn Thái Lai (giữa) cho biết Vedan đồng ý bồi thường 100% cho nông dân. Ảnh: Kiên Cường.
Cụ thể, nông dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ được bồi thường thiệt hại con số 53,6 tỷ đồng (trước đó Vedan chỉ đồng ý mức 40 tỷ), TP HCM là 45,7 tỷ đồng (lần gần nhất Vedan đồng ý 30 tỷ đồng). Riêng với tỉnh Đồng Nai, do tỉnh này chưa đưa ra con số thiệt hại cuối cùng, vào khoảng 119 tỷ đồng (trước đây Vedan chỉ đồng ý 70 tỷ) nên 13/8 tới, Vedan sẽ ngồi lại với Đồng Nai để thống nhất.
"Với 2 tỉnh thành, Vedan đã đồng ý bồi thường toàn bộ thì Đồng Nai cũng sẽ tương tự với mức do Viện đưa ra. Thái độ trên cho thấy đơn vị này đã nhận rõ trách nhiệm của mình trong vụ việc", ông Lai khẳng định.
Theo đại diện Bộ Tài nguyên Môi trường, Vedan bồi thường cho nông dân bị thiệt hại thành 2 lần, cụ thể như thế nào sẽ được giải quyết trong thời gian tới. "Tất nhiên việc ngã giá tiền hỗ trợ cho nông dân trước đây là chưa tỏ rõ thiện chí nhưng quan điểm của nhà nước là tạo điều kiện cho doanh nghiệp, "đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh kẻ chạy lại"", ông Lai nói.
Ngay lập tức, thông tin về việc Vedan đồng ý bồi thường nhanh chóng đến với các địa phương. "Ngay sáng mai chúng tôi sẽ cùng Vedan làm biên bản xác nhận và các thủ tục tiếp theo. Tất nhiên việc khởi kiện cũng sẽ dừng lại", luật sư Nguyễn Văn Hậu, đại diện cho nông dân Cần Giờ TP HCM trao đổi với VnExpress.net.
Tương tự, ông Trần Văn Cường, Trưởng ban thống kê thiệt hại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vui mừng cho biết công việc đầu tiên là thông báo đến bà con nông dân. Sau đó, các bước tiếp theo như làm việc với luật sư, Vedan, có rút đơn kiện đã nộp hay không sẽ được tiếp tục thực hiện.

Thứ Ba, 10 tháng 8, 2010

Nông dân TP HCM sẽ kiện Vedan ra tòa

Trong buổi thương lượng cuối cùng sáng nay, Vedan đưa ra mức hỗ trợ 16 tỷ đồng, thấp hơn nhiều số thiệt hại thực tế 107 tỷ đồng của nông dân huyện Cần Giờ. Hội nông dân TP HCM quyết định sẽ nộp đơn kiện công ty này lên tòa án vào cuối tháng 7.
> Vedan xin thêm cơ hội cuối để thương lượng với nông dân
“Chúng tôi không mong muốn điều này”, “Bao nhiêu cuộc họp chỉ đổ sông đổ biển”, “Sẽ gặp nhau tại tòa”… tiếng thở dài ngao ngán, thất vọng được các đại diện nông dân TP HCM thốt lên.
“Ban đầu Vedan đồng ý mức 7 tỷ đồng, trong đó chỉ chịu hỗ trợ hơn 1,7 tỷ đồng, số tiền còn lại công ty này nói là để giữ mối quan hệ với địa phương, cuộc họp ngày 20/7 nâng lên thành hơn 12 tỷ đồng, hôm nay thêm 4 tỷ. Tôi thấy đây là mặc cả chứ không thể hiện tinh thần trách nhiệm. Chúng tôi quyết định tập hợp đơn, chứng từ để nộp lên tòa, mọi tranh cãi sẽ giải quyết tại tòa”, ông Nguyễn Văn Phụng, Chủ tịch Hội nông dân TP HCM tuyên bố.
Luật sư Nguyễn Văn Hậu, đại diện TP HCM cho biết: “Những việc này buộc chúng tôi phải hành xử theo pháp luật, chúng tôi sẽ khởi kiện Vedan ra tòa, con số đưa lên tòa án yêu cầu công ty này bồi thường là 107 tỷ đồng (chứ không phải 45,7 tỷ đồng như đề nghị của Viện Môi trường)”.
Theo luật sư Hậu, còn những tài liệu chứng minh rất rõ thiệt hại của người dân do Vedan gây ra chưa được công bố, và đây sẽ là những bằng chứng tại tòa. Vị luật sư này khẳng định rất tự tin vào khả năng đòi được công bằng cho nông dân TP HCM.
Ông Nguyễn Văn Phụng, Chủ tịch Hội nông dân TP HCM cho biết sẽ kiện Vedan ra toà vào cuối tháng này. Ảnh: Kiên Cường
Tại cuộc họp, Vedan bắt đầu phần phát biểu bằng những chứng minh thiệt hại do phía mình tính toán. Dựa vào những số liệu mật độ đánh bắt cá ở sông Hồng là 5,2 tấn, sông Mekong là gần 5 tấn trên một km2, Vedan cho rằng mức 77 tấn cá trên một km2 của sông Thị Vải mà huyện Cần Giờ đưa ra là vô lý.
Công ty này yêu cầu xem xét lại diện tích vùng ảnh hưởng dù điều này đã được Viện Môi trường Tài nguyên chứng minh là hơn 21.000 ha trong suốt 2 năm qua.
“Dựa vào những tính toán của mình, chúng tôi chỉ có thể thương lượng trong mức 15-16 tỷ đồng, tối đa là 20 tỷ đồng”, ông Yang Kun Hsiang, Tổng giám đốc Vedan Việt Nam khẳng định.
Lập tức, ông Đoàn Văn Sơn, Phó chủ tịch UBND huyện Cần Giờ đứng dậy phản bác lập luận của Vedan: “Đề nghị Vedan nghiên cứu số liệu sản lượng đánh bắt ở Cần Giờ trong 5 năm gần đây vì đó là số liệu pháp lý đã được Tỗng cục thống kê công nhận"
Ngoài ra, theo ông Sơn, từ 2007 đến 2010, 2 năm đầu nằm trong thời gian Vedan xả thải trực tiếp vào sông Thị Vải và 2 năm ngưng xả, trung bình người dân đánh bắt 4.000 tấn một năm. Nếu theo cách tính của Vedan thì mật độ đánh bắt ít nhất cũng trên 30 tấn một km2 chứ không phải mức như sông Hồng hay Mekong”.
Khi cuộc tranh cãi dần đi đến lối mòn như những lần trước, ông Phụng đứng lên yêu cầu Vedan phải đưa ra con số cuối cùng. Phía công ty này yêu cầu được hội ý nội bộ.
20 phút sau cả phòng họp im lặng lắng nghe tuyên bố của Vedan: 16 tỷ đồng và 1 tuần nữa sẽ báo cáo với UBND TP HCM.
“Chúng ta sẽ gặp nhau tại tòa án huyện Cần Giờ”, ông Phụng nói chắc sau tuyên bố trên.
Trả lời về quyết định của Hội nông dân tỉnh Đồng Nai khi không khởi kiện mà thương lượng với Vedan, ông Trần Văn Làm, Ủy viên ban thường vụ Hội nông dân Việt Nam, phụ trách 19 tỉnh phía Nam cho rằng Hội nông dân Đồng Nai làm việc theo chỉ đạo của tỉnh.
“Công việc của Hội nông dân Đồng Nai rất chậm chạp, Ủy ban cũng chưa kiểm tra đôn đốc, trách nhiệm đối với nông dân thuộc về chính quyền của UBND tỉnh Đồng Nai”, ông Làm phân tích. Trong khi đó, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu dự kiến ngày 25/7 sẽ đưa đơn ra tòa
Công ty bột ngọt Vean bị phát hiện xả thẳng chất độc hại ra sông Thị Vải vào tháng 9/2008, cho đến nay chưa bồi thường gì cho người dân bị ảnh hưởng.

Kiên Cường

Thứ Bảy, 7 tháng 8, 2010

Bạn đã bao giờ suy nghĩ về Làm việc Trực tuyến chưa?

Hương không bao giờ nghĩ rằng cô ấy sẽ có một việc làm tại nhà cho tới một ngày cô điền vào một mẫu đơn trực tuyến đơn giản. Trước khi kịp nhận biết, cô ấy đã phát hiện ra một cách đơn giản để kiếm tiền trong thời gian rảnh...

Một người bạn kể với tôi về kinh nghiệm của Hương tháng trước, vậy là tôi đã quyết định đưa câu chuyện của cô ấy lên bản tin kinh tế địa phương. Cô ấy đã kể về câu chuyện tuyệt vời của mình: “Tôi đã kiếm được 100 – 140 triệu đồng một tháng nhờ internet. Lúc đầu đó là cách thức tuyệt vời để kiếm thêm thu nhập trong thời gian rảnh rỗi của tôi. Bây giờ tôi kiếm được thậm chí nhiều hơn công việc trước đây! Thật là tuyệt vời vì tôi chỉ phải làm việc khoảng 10-15 giờ một tuần tại nhà.

Làm việc trực tuyến là một vận may tài chính cho Hương và chồng cô ấy - người đã phải làm việc nhiều giờ tại một công ty sản xuất địa phương để chu cấp cho gia đình của họ. "Tôi làm việc chăm chỉ và luôn tìm mọi cách để tiết kiệm hay kiếm nhiều tiền hơn, để có thể cho con cái những cơ hội mà chúng ta không bao giờ có khi chúng ta còn trẻ."
Tôi hỏi về cách cô bắt đầu cuộc hành trình tuyệt vời của cô. "Một hôm, tôi đang lướt trên Internet, và đọc được rằng một chuỗi nhà hàng lớn đang hỏi ý kiến mọi người về loại hamburger mới của họ. Chúng tôi đã ăn ở đó vào đêm hôm trước, vì vậy tôi đã mất chưa đến 2 phút nói cho họ những gì tôi thích về món ăn đó. Họ cám ơn ý kiến phản hồi của tôi và cho tôi 200 nghìn đồng! Tôi đã kinh ngạc khi thấy các công ty quốc tế sẵn sàng trả nhiều tiền cho ý kiến của tôi! Tôi rất hào hứng vì công việc thật đơn giản, và bắt đầu nghiên cứu để làm những cuộc khảo sát khác như thế. Sau khi nghiên cứu kỹ hơn, tôi đã tìm thấy một công ty chuyên giúp tất cả các công ty quốc tế đó làm khảo sát thị trường cho sản phẩm của họ. Sau khi đăng ký Survey Income Kit của họ, tôi đã kiếm được hơn 100 triệu một tháng. Nó thực sự đơn giản, tôi không phải là một chuyên gia máy tính, nhưng tôi có thể sử dụng internet. Mỗi ngày họ gửi cho tôi một danh sách các cuộc khảo sát và tôi chỉ chọn những cái mà tôi muốn làm. Tôi thậm chí không phải bán bất cứ thứ gì và không ai phải mua bất cứ thứ gì. Thật là tuyệt vời vì họ đánh giá cao ý kiến của tôi về những thương hiệu và các công ty phổ biến và nổi tiếng. "
Đối với những người đã nhìn thấy trên Internet các trang web hứa hẹn rằng bạn có thể kiếm hàng chục tỉ đồng trực tuyến, Hương cảnh báo rằng ở đây không có những lời hứa như vậy và rằng hầu hết các trang web đó bịa đặt về khoản thu nhập bạn có thể kiếm được. "Chúng tôi không bao giờ nói với ai rằng họ sẽ kiếm được hàng chục tỉ đồng. Trong thực tế, tôi nghĩ rằng đây là hệ thống trực tuyến DUY NHẤT nói rằng bạn có thể SẼ KHÔNG kiếm được hàng chục tỉ đồng, nhưng bạn có thể tạo ra một khoản thu nhập hợp pháp tại nhà như tôi làm để thay thế chô công việc toàn thời gian của tôi. "Rất nhanh chóng, Hương đã có thể sử dụng Survey Income Kit để kiếm tiền trong thời gian rảnh một cách thoải mái tại nhà của cô ấy.

Hương chưa từng chia sẻ câu chuyện của cô ấy trước đây và được sự cho phép của cô ấy, chúng tôi đã công khai câu chuyện này.

Những liên kết liên quan: Survey Income Kit

TP HCM hỗ trợ tiền án phí để nông dân kiện Vedan

Nếu muốn đưa Công ty Vedan - thủ phạm chính “giết” sông Thị Vải ra tòa, nông dân huyện Cần Giờ phải đóng tạm ứng án phí khoảng 200 triệu đồng. Số tiền này sẽ được Hội nông dân TP HCM hỗ trợ một nửa.
> Thiếu tiền đóng án phí, nông dân hủy khởi kiện Vedan
Một ngày sau khi nông dân tỉnh Đồng Nai hủy kiện Vedan vì những khó khăn về chứng cứ và án phí, nông dân huyện Cần Giờ thuộc TP HCM tiếp tục củng cố bằng chứng để đưa công ty này ra tòa.
“Có 893 hộ nông dân bị ảnh hưởng, số tiền thiệt hại do họ tính toán khoảng 107 tỷ đồng, Viện Môi trường xác định con số này chỉ khoảng 45,7 tỷ đồng. Theo luật sư của chúng tôi, với thiệt hại 45,7 tỷ đồng, án phí sẽ ở mức khoảng 200 triệu”, ông Nguyễn Văn Phụng, Phó chủ tịnh Hội nông dân TP HCM cho biết.
Vedan được cho là thủ phạm chính giết sông Thị Vải. Ảnh: K.C.
Theo ông Phụng, với khoản tiền lớn như thế này, nông dân sẽ khó khăn trong việc đem đơn đi kiện nên hội quyết định hỗ trợ 50%. Tuy nhiên không phải hộ nông dân nào đi kiện cũng được Hội giúp đỡ. Nếu hộ trong diện xóa đói giảm nghèo thì hội nông dân hỗ trợ toàn bộ, gia đình khó khăn được giúp 50%, còn lại phải tự lo tiền án phí cho mình.
“Chậm nhất cuối tháng 7, mọi thủ tục, hồ sơ phải xong. Dự kiến tuần sau UBND TP HCM sẽ có buổi làm việc cuối cùng với Vedan, nếu không đạt được thỏa thuận về việc bồi thường, chắc chắn sẽ phải đưa nhau ra tòa”, ông Phụng nói.
Với những khó khăn về việc thu thập chứng cứ, tiền án phí, ngày 8/7, nông dân tỉnh Đồng Nai đã hủy kiện Vedan và yêu cầu hỗ trợ. Cụ thể, chính quyền xã Phước An thương lượng yêu cầu Vedan hỗ trợ 25 tỷ đồng, xã Long Thọ đề nghị mức 25-30 tỷ đồng, xã Phước Thái đưa ra mức 20 tỷ đồng.
Trong diễn biến khác, nông dân tỉnh Vũng Tàu vừa nâng số tiền yêu cầu bồi thường lên 220 tỷ đồng, thay vì 53 tỷ đồng như trước.
Gần hai năm trước, tháng 9/2008, Công ty bột ngọt Vedan bị phát hiện xả thải thẳng chất độc hại ra sông Thị Vải. Sự việc này gây bức xúc lớn trong dư luận. Từ đó đến nay, công ty này vẫn chưa bồi thường bất cứ khoản nào cho nông dân sống ở dọc sông Thị Vải, kéo dài qua 3 tỉnh Đồng Nai, TP HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu.

XEM ALBUM ẢNH KỶ NIỆM TỔNG HỢP